Cộng hòa Dân chủ Đức Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989

Huy hiệu SED: Cử chỉ bắt tay biểu tượng cho sự thống nhất của phong trào công nhân vượt qua sự chia rẽ.

Tại vùng chiếm đóng của Liên Xô ở Đức 1946 cũng có sự hợp nhất cưỡng bức đảng Cộng sản Đức(KPD) và đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), dưới áp lực của lực lượng chiếm đóng Liên Xô, mặc dù có những sự chống đối dữ dội của đảng SPD.[13] Trong khi thời gian đầu còn có sự bình đẳng giữa 2 đảng, các nhà Dân chủ Xã hội từ năm 1949 không còn đóng vai trò quan trọng nào nữa, hầu hết các chức vụ quan trọng đều do đảng viên đảng Cộng sản cũ nắm giữ. Đặc biệt từ 1948 cho tới 1951 đã đưa tới nhiều cuộc thanh trừng và bắt giam các nhà Dân chủ Xã hội độc lập.[14]

Tổ chức của đảng SED theo nguyên tắc dân chủ tập trung (cấp dưới phải tuân theo chỉ đạo của cấp trên) và hoàn toàn theo thứ bậc.

Đảng SED cũng là đảng đầu tiên vào thời hậu chiến, ngay từ năm 1946 đã chấp nhận cho đảng viến Đức Quốc xã cũ gia nhập đảng. Theo như những phân tích trong nội bộ đảng vào năm 1954 25,8 % đảng viên đã từng thuộc đảng Quốc xã. Trong một vài tổ chức đảng theo thống kê của đảng SED họ chiếm 85 % số đảng viên. Địa phương, trong các hãng và các vùng, những người lãnh đạo SED đa số là cựu đảng viên Nazi.[15][16]

Cuộc nổi dậy 17 tháng 6

Cuộc nổi dậy Nhân dân vào ngày 17 tháng 6 năm 1953 là cuộc nổi dậy tập thể đầu tiên trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Khoảng 1 triệu người đã biểu tình vào ngày đó ở Đông Đức đòi hỏi những điều kiện sống tốt hơn, dân chủ, tự do và thống nhất nước Đức. Các cuộc biểu tình xảy ra trên 700 nơi cuối cùng đã bị quân lính và xe tăng Liên Xô giải tán. Trên 50 người bị giết chết, hàng trăm người bị thương, hàng ngàn người bị bỏ tù nhiều năm.[17] Đối với đảng SED, đây là một kinh nghiệm thương đau, bởi vì nó cho thấy họ không được sự tin tưởng ngay cả từ những người công nhân.

Mất địa vị lãnh đạo, đổi tên

Gysi (đảng viên SED từ 1967, lãnh tụ đảng cánh Tả) nói chuyện tại một cuộc biểu tình ở Berlin vào ngày 4 tháng 11 năm 1989

Đảng SED vào tháng 5 năm 1989 có 2.260.979 đảng viên – theo số dân – họ có nhiều đảng viên nhất trong số các đảng Cộng sản ở khối phía Đông. Tuy nhiên đảng này cũng bảo thủ hơn nhiều so với 2 đảng cộng sản ở Ba Lan và Hungary. SED không chấp nhận những cải tổ mà đã được kêu gọi từ Liên Xô vào giữa thập niên 1980. Chỉ sau khi bức tường Berlin sụp đổ và những sự kiện cách mạng trong năm 1989 ở Đông Âu, nó mới đổi tên là SED-PDS (Đàng Xã hội chủ nghĩa Dân chủ, sau khi mất đi vị trị lãnh đạo nước.[13] Vào ngày 1 tháng 12 năm 1989, quốc hội đã gạch bỏ quyền lợi lãnh đạo của đảng SED ra khỏi hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong đại hội đảng đặc biệt 8./9. và 16./17. tháng 12 năm 1989 đảng SED đã biểu quyết từ bỏ vô điều kiện chủ nghĩa Stalin.“[18] Trong thời gian này SED-PDS đã thay đổi rõ ràng về nhân sự, cách tổ chức và về nội dung. Vào ngày 4 tháng 2 năm 1990 đảng SED-PDS cũng đã bỏ phần tên SED, tên mới chỉ còn là Đảng Xã hội chủ nghĩa Dân chủ (PDS).

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2005 đảng PDS đổi tên thành Die Linkspartei.PDS.[19] Sau khi nhập vào với đảng WASG, đảng đổi thành Cánh Tả.

Của cải và cơ sở hạ tầng của SED

SED có rất nhiều của cải, và những cơ sở hậu cần như nhà đảng, các nhà in, nhà xuất bản báo chí và cả những nơi nghỉ mát cùng những thứ khác. Ngoài ra họ còn có tiền để ở ngoại quốc, chẳn hạn như để giúp đỡ các đảng đàn em ở phương Tây và ở thế giới thứ Ba, và cho những mật vụ gián điệp, cùng 160 hãng có đăng ký. Riêng những số tiền tịch thu được sau ngày trở cờ cũng đến khoảng 1,16 tỷ Euro.[20]Ngoài ra còn có một lời phán của tòa án Kanton Zürich vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, sau 18 năm thưa kiện, về số tiền 128.355.788 Euro, mà 1992 đã biến mất từ chương mục của 2 hãng thương mại Đông Đức. Người đại diện cho 2 hãng này là bà Rudolfine Steindling, người Áo, còn được gọi là „Rote Fini“, đã được nhà băng Bank Austria 1991 trả bằng tiền mặt. Ngân hàng Unicredit Bank Austria, kế nghiệp và chiu trách nhiệm về pháp lý phải trả cho Cộng hòa Liên bang Đức số tiền mất mát này.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989 http://www.bpb.de/themen/58LP1M,0,Die_Umsturzbeweg... http://books.google.com/books?id=j2PmEIYMsHUC http://www.coldwar.hu/html/en/publications/roundta... http://www.bpb.de/nachschlagen/lexika/18236/sozial... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,1... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13684238.htm... http://www.morgenpost.de/politik/article1928050/Wi... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://www.bmi.bund.de/cae/servlet/contentblob/151...